【Trước khi mang thai】
Cải thiện lối sống để ngăn chặn sinh non
*Như cai rượu, thuốc lá, thuốc, cải thiện tình trạng dinh dưỡng và thói quen sạch sẽ vệ sinh, như diêm nhiễm ,hay phá thai v.v...
【Trong kỳ mang thai】
Phụ nữ khi mang thai tự chủ quan tâm đến tình trạng mang thai của mình, tích cực tham gia và phát triển nhận thức đúng đắn, đó là mấu chốt quan trọng giảm thấp sinh non..
*Phối hợp lời khuyên của bác sĩ, thực sự làm tốt các kiểm tra trước khi sinh ,và qua sự kiểm tra trước khi sinh để đánh giá lịch sử y tế của mình để sớm phán đoán yếu tố nguy cơ của sự sinh non, để ứng đối và coi trọng.
Nguyên tắc chung về chế độ ăn uống cho phụ nữ mang thai và cho con bú
1.Phụ nữ trước khi mang thai, cần điều chỉnh sức khỏe, đồng thời giữ cân nặng ở mức hợp lý. Trong khoảng thời gian mang thai hoặc cho con bú nếu có thắc mắc về chế độ ăn uống, đề nghị liên lạc với bác sỹ hoặc bác sỹ dinh dưỡng để được tư vấn.
2.Cân nặng: Trong thời kỳ mang thai, cân nặng cần được điều chỉnh một cách hợp lý, cố gắng duy trì mức tăng cân trong khoảng 10 – 14 kg, đồng thời cần chú ý tốc độ tăng cân, không nên giảm cân khi mang thai.
3.Calo
(1)Lượng Calo trong thời kỳ mang thai, dựa theo mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trong tài liệu tham khảo dành cho người dân trong nước (DRIs), lưu ý kể từ giai đoạn thứ 2 của thai kỳ, mỗi ngày cần tăng 300 Kcal. Nhưng lượng Calo trung bình mỗi ngày của mỗi người, cần dựa vào độ tuổi của phụ nữ mang thai, tần suất hoạt động, tình hình sức khỏe trước khi mang thai để điều chỉnh.
(2)hu cầu về lượng Calo của phụ nữ trong thời kỳ cho con bú, dựa theo mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trong tài liệu tham khảo dành cho người dân trong nước (DRIs), lưu ý mỗi ngày nên tăng khoảng 500 Kcal.
4. Protein
(1) Từ giai đoạn 1 trở đi, do thai nhi bắt đầu phát triển, hàng ngày cần tăng thêm 10 gram protein. Trong nguồn cung cấp protein, trên một nửa được lấy từ những chất có giá trị sinh học cao, như: sản phẩm làm từ sữa ít chất béo, sản phẩm làm từ đậu tương: sữa đậu nành, đậu phụ, đậu khô, cá, thịt, trứng.
(2) Sau khi sinh 2-3 tháng, trong thời kỳ cho con bú, lượng sữa tiết ra hàng ngày trung bình vào khoảng 850ml, do thành phần trong sữa mẹ có chứa 1,1% protein, sữa mẹ cung cấp khoảng 10 gram lượng protein cho trẻ, vì thế lưu ý các mẹ nuôi con bằng sữa mẹ mỗi ngày cần tăng 15 gram protein. Trong nguồn cung cấp protein, trên một nửa được lấy từ những chất có giá trị sinh học cao
5. Trong thời ký mang thai/ cho con bú cần tăng cường thêm khoáng chất và vitamin, phụ nữ mang thai cần cân bằng chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm, nên sử dụng nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, tốt nhất nên lựa chọn những sản phẩm thiên nhiên, thay vì lựa chọn một loại chất dinh dưỡng duy nhất hoặc các loại khoáng chất bổ sung.
6. Khoáng chất
(1) Canxi: Trong thời gian mang thai/ cho con bú cần bổ sung đủ canxi. Để có thể đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của thai nhi/ trẻ nhỏ và sức khỏe cho bà mẹ, chú ý nên bổ sung 1.000 mg/ ngày. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như: sữa ít chất béo, sản phẩm làm từ sữa, đậu phụ, rau xanh v.v.
(2) Sắt: Khi mang thai cơ thể cần tăng lượng sắt bổ sung, trong giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của thai kỳ, nên bổ sung 15 mg/ ngày. Ở giai đoạn 3 của thai kỳ và thời kỳ cho con bú cần tăng bổ sung 45 mg/ ngày. Sắt ngoài đáp ứng những nhu cầu về sức khỏe của bà mẹ và thai nhi, còn dự trữ một lượng lớn trong cơ thể thai nhi để cung cấp cho trẻ sử dụng trong vòng 4 tháng sau khi ra đời. Trong thời kỳ mang thai nếu thiếu sắt có thể gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi. Sắt có nhiều trong các thực phẩm như: rau xanh, thịt đỏ, gan, thận và động vật có vỏ.
(3) I-ốt: Trong thời kỳ mang thai, nếu thiếu I-ốt nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não của thai nhi, làm cho thai nhi phát triển chậm và hệ thần kinh phát triển không đồng đều, tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Đối với phụ nữ mang thai chú ý cung cấp 200 μg/ ngày, đối với phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ nên cung cấp 250 μg/ ngày. I-ốt có trong các loại thực phẩm như: rong biển, tảo bẹ, động vật có vỏ, rau xanh, trứng, sữa, ngũ cốc v.v, trong đó rong biển và tảo bẹ là những thực phẩm có chứa hàm lượng I- ốt phong phú nhất. Ngoài ra, cũng có thể lựa chọn muối I-ốt để tăng thêm nguồn cung cấp.
(4) Sodium (Na): Trong thời kỳ mang thai, nếu có hiện tượng cao huyết áp hoặc phù nề, nên hạn chế cung cấp loại chất này.
(5) Magiê: Trong thời kỳ mang thai tăng lượng Magiê có thể giảm bớt triệu chứng tiền sản giật và sự phát triển không đồng đều của thai nhi trong tử cung. Đối với phụ nữ có thai nên cung cấp 355 mg/ ngày, phụ nữ cho con bú cần cung cấp 302 mg/ ngày. Magiê có nhiều trong các loại rau xanh như: rau chân vịt, rau dền, rau cải bắp và các loại thực phẩm khác như: mầm lúa mạch, cám gạo, các loại quả hạch, hạt giống và chuối v.v.
(6) Kẽm: Trong thời gian mang thai nếu thiếu kẽm, có thể làm cho thai nhi phát triển chậm và dị tật thần kinh. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú nên cung cấp 15 mg/ ngày. Kẽm thường có trong gan động vật, thịt nạc, hàu, động vật giáp xác và các loại cá.
(7) Các loại chất khác: Lượng khoáng chất cung cấp cho cơ thể cần đạt mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trong tài liệu tham khảo dành cho người dân trong nước, và không được vượt quá giới hạn qui định.
7. Vitamin
Trong thời gian mang thai và cho con bú, cần tăng lượng vitamin cung cấp lượng cho cơ thể
(1)ùng với nhu cầu về Calo và Protein, nhu cầu về Vitamin B1, B2, B6 cũng tăng theo. Vitamin B1 có nhiều nhất trong mầm lúa mạch, ngoài ra cũng có trong các loại quả hạch, thịt nạc, gan, đậu tương và các sản phẩm làm từ đậu; Vitamin B2 tồn tại trong các tổ chức của đại đa số động thực vật, trong đó sữa bò, sản phẩm từ sữa và những loại hạt vỏ cứng có chưa nhiều vitamin B2 nhất; Vitamin B6 có trong các loại thịt, các loại ngũ cốc. Những thực phẩm có chứa hàm lượng Niacin phong phú bao gồm gan động vật, thịt bò, thịt lợn, thịt gà, cá và động vật có vỏ, các loại trứng sữa, pho mát, gạo lức, mầm lúa mạch, men, nấm hương, rong biển v.v.
(2)Vitamin B12: Nếu lượng B12 trong cơ thể mẹ bị thiếu hụt hoặc không phù hợp, có thể dẫn đến hệ thần kinh của thai nhi bị dị tật. Đối với những người ăn chay hoàn toàn, cần đặc biết chú ý đến việc bổ sung B12. Các loại thực phẩm có chứa B12 chủ yếu từ động vật, trong đó gan và thịt là những chất có chứa nhiều B12 nhất.
(3)Các loại vitamin khác: Lượng Vitamin cung cấp cho cơ thể cần đạt mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trong tài liệu tham khảo dành cho người dân trong nước, và không được vượt quá giới hạn qui định.
8. Tầm quan trọng của Acid Folic
(1) Đối với tỉ lệ phát sinh khuyết tật hệ thần kinh của thai nhi trong nước, dựa theo số lượng điều tra về nhân khẩu khuyết tật hệ thần kinh được thông báo trong năm 1993 đến năm 2002 cho thấy, 10 năm trở lại đây tỉ lệ phát sinh khuyết tật hệ thần kinh của trẻ vào khoảng 0,4-10/00, tỉ lệ phát sinh bình quân vào khoảng 7/10.000. Theo kết quả nghiên cứu của Mỹ cho thấy, trong thời gian mang thai nếu cung cấp đủ lượng Acid Folic có thể giảm 50-70% tỉ lệ khuyết tật hệ thần kinh và dị tật tủy sống phát sinh. Dựa vào mức dinh dưỡng tiêu chuẩn trong tài liệu tham khảo dành cho người dân trong nước (DRLs), phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ mỗi ngày nên cung cấp 400 μg Acid Folic, những phụ nữ chuẩn bị mang thai, trước khi mang thai 1 tháng và trong thời kỳ mang thai, mỗi ngày cần cung cấp 600 μg Acid Folic, để có thể cung cấp đầy đủ như cầu về Acid Folic cho bản thân và thai nhi.
(2) Acid folic tồn tại trong nhiều loại thực phẩm, như: rau xanh, thịt nạc, gan, men, các sản phẩm làm từ đậu. Chú ý nên ưu tiên hấp thụ lượng Acid Folic từ nhiều loại thực phẩm thiên nhiên, nếu không hấp thụ đủ từ lượng thức ăn hàng ngày, cần dựa theo hướng dẫn của bác sỹ để bổ sung thêm thuốc bổ sung Acid Folic.
9. Lựa chọn đồ ăn cần cân bằng, phụ nữ mang thai hoặc cho con bú cần giảm thiểu hoặc tránh những loại thực phẩm dưới đây:
(1) Thuốc lá, rượu, cà phê và trà đặc.
(2) Những sản phẩm có chứa nhiều chất béo, như: thịt mỡ, đồ rán v.v.
(3) Thực phẩm hun khói gia công, như: thịt ướp, trứng ướp mặn, cá ướp mặn, giăm bông, đậu
phụ nhự v.v.
(4) Thực phẩm có hàm lượng Calo cao, như: kẹo, coca, nước giải khát có ga
10. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ nếu có hiện tượng buồn nôn, nôn, nên ăn thành nhiều bữa với lượng nhỏ, ngoài ra cần lựa chọn thực phẩm có ít chất béo và không có chất kích thích. Buổi sáng khi tỉnh dậy có thể ăn một ít đồ ăn làm từ ngũ cốc, như bánh, màn thầu v.v để cải thiện hiện tượng nôn ói. Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, tránh dùng các loại đồ ăn có Carbohydrate và nhiều chất béo, nếu không sẽ làm tăng lượng mỡ trong cơ thể.
11.Nên tránh sử dụng những loại thuốc đông y không rõ nguồn gốc chưa được các bác sỹ đông y chính thống xác nhận về hàm lượng và cách sử dụng.
12. Mỗi ngày nên vận động một cách thích hợp, đồng thời cần chú ý đến sự an toàn.
(※Nguồn gốc tài liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai của Sở quản lý sức khỏe người dân – Bộ Y tế và Phúc Lợi)
Phòng tránh các bệnh di truyền
Trong cơ thể mỗi người có khoảng 25.000 gen, thông qua việc sao chép DNA để di truyền gen giữa các thế hệ. Bên cạnh đó trong cơ thể mỗi người cũng có khoảng 5-10 loại gen đột biến lặn, do đó nhiều cặp vợ chồng nhìn bề ngoài khỏe mạnh, nhưng vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có thể mang trong người gen đột biến lặn, khi sinh con có thể mắc bệnh di truyền.
◎Tầm quan trọng của việc khám thai
Đối với những bà mẹ dưới 34 tuổi, không có lịch sử bệnh lý gia đình, hiện nay bảo hiểm y tế hỗ trợ chi phí cho 10 lần khám thai, đủ để bác sỹ và các bà mẹ hiểu rõ hơn về những biến đổi và tình hình phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai. Nhưng nếu có điều kiện kinh tế, sau khi tiến hành thảo luận cũng bác sỹ, có thể thực hiện một số hạng mục kiểm tra tự phí.
Hiện nay, đã xuất hiện nhiều hạng mục kiểm tra tự phí, nhưng có thể ưu tiên lựa chọn những mục kiểm tra không dùng dụng cụ xâm nhập cơ thể, đặc biệt khuyến khích kiểm tra gen teo cơ tủy sống tại tuần 12~20 của thai kỳ, đây là căn bệnh di truyền gây tử vong, nếu bố mẹ đều mang trong người loại gen đột biến này, mỗi lần mang thai sẽ có 1/4 cơ hội mắc bệnh, chính vì thế kiến nghị mỗi lần mang thai đều cần kiểm tra.
Hội chứng Down là một loại bệnh thường gặp do rối loại nhiễm sắc thể, những nguy cơ mắc bệnh Down cao hơn ở những trẻ sinh ra từ người mẹ trên 35 tuổi, nhưng thực tế có đến 80% trẻ mắc bệnh Down , được sinh ra từ những bà mẹ 34 tuổi trở xuống. Để giảm thiểu trẻ sinh ra có thể mắc hội chứng down, kiến nghị những bà mẹ dưới 34 tuổi nên thực hiện xét nghiệm máu, đồng thời dựa vào kết quả xét nghiệm để quyết định có cần làm xét nghiệm chọc nước ối hay không.
Nếu những bà mẹ từng sinh con mắc bệnh hiếm gặp hoặc bệnh di truyền gia đình, càng nên thảo luận sớm với bác sỹ, phối hợp lấy mẫu hooc môn HCG tại tuần 10~12, làm xét nghiệm chọc nước ối vào tuần 16~20 và làm siêu âm cao cấp vào tuần 20~24 để tiến hành kiểm tra nhiễm sắc thể và chẩn đoán những bệnh di truyền liên quan trước khi sinh.
(Nguồn tài liệu: Quỹ các bệnh hiếm gặp)
Đẻ non
Đẻ non là hiện tượng trẻ sinh ra từ tuần 20 đến trước tuần 37. Việc chăm sóc trẻ sinh non không dễ dàng, đây cũng là những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tử vong của trẻ. 50% nguyên nhân của hiện tượng đẻ non hiện vẫn chưa được làm rõ, những nguyên nhân được biết đến như dưới đây:
Hành vi trong cuộc sống
Có không
□□Tình trạng dinh dưỡng không tốt
□□Hút thuốc, uống rượu
□□Sử dụng các loại thuốc gây nghiện
□□Làm việc quá sức
□□Thói quen vệ sinh không tốt
□□Tinh thần không ổn định
□□Thiếu máu v.v.
Tình trạng trước khi mang thai
Có không
□□Mang thai ở độ tuổi dưới 18 hoặc trên 40
□□Mang thai khi chưa kết hôn
□□Trước khi mang thai cân nặng không đủ
□□Khoảng cách mang thai quá gần
□□Từng đẻ non, đau bụng trong giai đoạn đầu ~ sảy thai ở giai đoạn giữa thai kỳ
□□Từng viêm đài bể thận
□□Có hiện tượng tử cung không co hoàn toàn ở lần sinh trước
□□Có lịch sử về bệnh phụ sản
□□Từng phẫu thuật tử cung (như nạo phá thai)
Thời gian mang thai
Có không
□□Nhiễm trùng, sốt
□□Nhiễm trùng đường tiểu, cảm cúm
□□Sinh nhiều thai
□□Nhau tiền đạo
□□Nhiễm độc huyết thai nghén, huyết áp cao
□□Bong nhau thai trong giai đoạn đầu
□□Ối vỡ sớm
□□Nước ối quá nhiều hoặc quá ít
□□Dị hình tử cung
□□Từng bị xuất huyết sau 12 tuần
□□Phẫu thuật vùng bụng
□□Những tổn thương về thể chât và tinh thần
□□Nhiễm sắc thể bất thường hoặc dị tật bẩm sinh
Nhiều nguyên tố có thể cải thiện trước khi mang thai, nếu xuất hiện những hiện tượng dưới đây cần nhanh chóng đi khám bác sỹ.
Có không
□□ Trong vòng 1 tiếng đồng hồ có 6 lần trở lên hoặc trong vòng 10 -15 phút có 1 lần co thắt cổ tử cung, nghỉ ngơi thư giãn 30 phút không có cải thiện, hiện tượng co thắt này không nhất thiết có cảm giác đau đớn, nhưng bụng có hiện tượng cứng hoặc tụt bụng.
□□Có hiện tượng đau tức như khi có hành kinh hoặc chướng và đau bụng như trước khi có hành kinh.
□□Áp lực tại tử cung và âm đạo, có cảm giác tụt bụng hoặc âm đạo bị chèn ép
□□Không có biện pháp nào để cải thiện hiện tượng đau lưng
□□Tiêu chảy kéo dài và đau bụng
□□Lượng nước âm đạo, dịch nhờn và máu tiết ra nhiều hơn
□□Cảm giác hoạt động của thai nhi giảm đi nhiều so với bình thường
(Nếu bạn đánh dấu lựa chọn một trong những triệu chứng nêu trên, bạn có thể là sản phụ có nguy cơ sảy thai cao, nên nói rõ với bác sỹ để có sự hỗ trợ trong việc chẩn đoán, đảm bảo sự an toàn cho bản thân và trẻ. Có thể tìm hiểu thêm trên trang web của Quỹ đẻ non Đài Loan) (Nguồn tài liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai của Sở quản lý Súc khỏe người dân – Bộ Y tế và Phúc Lợi)
Hiện tượng sắp sinh
Hai tuần trước hoặc sau ngày dự kiến sinh đều có thể tính là thời kỳ sinh bình thường. Đến gần ngày sinh sẽ xuất hiện những hiện tượng dưới đây:
1.Cảm giác thoải mái
Trong những tuần cuối của thai kỳ, đầu thai nhi sẽ được di chuyển xuống khung chậu, thai phụ sẽ có cảm giác thoải mái, thường cảm thấy thèm ăn hơn, hô hấp thuận lợi hơn.
2. Có dịch màu hồng hoặc ra máu
Cổ tử cung mở rộng hơn, chất dịch trong cổ tử cung tiết ra cùng một lượng máu nhỏ.
3. Xuất hiện các cơn đau và mỏi lưng
(1) Khi mới bắt đầu từ những cơn đau không có qui luật dần dần chuyển thành có qui luật, những cơn đau sẽ tăng dần theo thời gian.
(2) Vị trí đau là cả vùng bụng và vùng lưng, đặc biệt là phần xương cụt có cảm giác đau buốt.
(3) Tử cung trở nên cứng khi những cơn đau xuất hiện, trở nên mềm ra khi không có cơn đau.
(4) Cảm giác đau đớn không giảm đi khi sử dụng biện pháp mát xa hoặc vận động.
4. Vỡ ối (một lượng dịch lớn được thoát ra từ âm đạo)
Màng nước ối để bảo vệ thai nhi vỡ ra, nước ối từ âm đạo chảy ra ngoài, khi vỡ ối dù không có cơn đau cũng nên hạn chế cử động và nhanh chóng đến bệnh viện.
★Thời gian nào nên vào phòng sinh đợi sinh
Nếu xuất hiện một trong những hiện tượng dưới đây, nên nhanh chóng đến phòng sinh:
1.Những cơn đau có qui luật: Đối với sản phụ sinh con đầu lòng, khoảng 7-8 phút có một cơn đau, những sản phụ sinh lần 2 chỉ cần thấy xuất hiện những cơn đau có qui luật thì cần đến phòng sinh.
2. Ra máu kèm theo những cơn đau có qui luật
3. Vỡ ối
(Nguồn tài liệu: Sổ tay sức khỏe dành cho phụ nữ mang thai của Sở quản lý Súc khỏe người dân – Bộ Y tế và Phúc Lợi)