Chuyển đến khối nội dung chính

/001/Upload/480/relpic/63011/9078451/a5c99158-3143-40b9-8ad8-527d03856af5.jpg


Lễ kính Thánh Lucia (Saint Lucy's Day) được tổ chức vào ngày 13 tháng 12, một ngày trước lễ Giáng Sinh. Đây là ngày kỷ niệm Thánh Lucia trong Cơ Đốc giáo. Lễ kính Thánh Lucia là ngày ngắn nhất trong năm, vì vậy lễ kính cũng được coi là ngày lễ ánh sáng, tượng trưng cho sự bắt đầu của mùa Lễ Giáng Sinh và dự báo sự xuất hiện của Ánh sáng Chúa Kitô trong Lễ Giáng Sinh. Theo lịch truyền thống Thụy Điển, ngày 13 tháng 12 được coi là đêm dài và tối nhất trong năm. Sau ngày 13 tháng 12, thời gian ban đêm bắt đầu ngắn lại, thời gian ban ngày dần dần tăng lên, tượng trưng cho ánh sáng. Do đó người Thụy Điển tổ chức lễ kỷ niệm vào ngày này và gọi đây là "Lễ đón ánh sáng".


Theo truyền thuyết, Lucia là vợ của một quan viên trong Đế quốc La Mã, sinh vào khoảng thế kỷ thứ 2 sau Công Nguyên. Bà là một tín đồ cuồng nhiệt của Cơ Đốc giáo. Thời kỳ đó, chính quyền La Mã thù ghét Cơ Đốc giáo, nên đã sai người đến chọc mù hai mắt của Lucia. Mặc dù gặp phải bi kịch, nhưng Lucia vẫn thành tâm cầu nguyện cho ánh sáng. Cuối cùng, một phép màu đã xảy ra: Lucia đã mở được mắt và tìm lại được ánh sáng. Từ đó, Lucia tốt bụng được người ta tôn sùng như một thánh nữ. Truyền thuyết về Lucia cũng được du nhập vào Thụy Điển cùng Cơ đốc giáo. Để tưởng nhớ Lucia, người dân Thụy Điển đã tổ chức một lễ hội mang tên bà.


Lễ hội được tổ chức vào sáng sớm ngày 13 tháng 12 hàng năm, là một trong những lễ hội cầu nguyện ánh sáng đặc trưng nhất của Thụy Điển. Vào ngày này, tại các trường học và nhà thờ trên khắp cả nước, mọi người đều có thể nhìn thấy các em bé mặc áo choàng màu trắng, tay cầm nến, vây quang một người phụ nữ tóc vàng, cũng mặc áo choàng trắng và đội vương miện trang trí bằng nến vàng. Họ cùng hát vang dưới bầu trời đêm lạnh lẽo của Bắc Âu để tôn vinh Thánh Lucia.