Chủ nhiệm Phòng Phụ đạo Trường PTCS Cổ Đình – Vương Bội Linh
Quản lý cảm xúc là chỉ một người có thể nắm bắt và vận dụng cảm xúc để đạt được mục tiêu của bản thân. Đồng thời, có thể kiểm soát và điều tiết cảm xúc của bản thân, không để cảm xúc ảnh hưởng đến việc học tập và chất lượng cuộc sống của mình.
Những đứa trẻ ổn định về mặt cảm xúc, thường có những biểu hiện dưới đây:
1. Ít khi cho thấy sự bất ổn hoặc dao động về mặt cảm xúc, dễ kiểm soát được cảm xúc của bạn thân, đồng thời có thể đối phó với những khó khăn xuất hiện trong cuộc sống và học tập một cách có hiệu quả.
2. quy củ. Ví dụ, biết sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi ổn định, duy trì chế độ ăn uống và vận động cân bằng.
3. Có các mối quan hệ xã hội tương đối ổn định: có thể tương tác với người khác một cách khá suôn sẻ; thiết lập được mối quan hệ tốt với bố mẹ, thầy cô và bạn bè; học được cách hòa đồng với người khác.
4. Phát triển khả năng tự nhận thức: có thể biết rõ những nhu cầu, yêu cầu và sở thích về cảm xúc của bản thân. Có mục tiêu và niềm tin rõ ràng, có khả năng lập kế hoạch cho tương lai.
Dưới đây là một số gợi ý dưới góc độ của một người giáo viên, liên quan đến việc quản lý cảm xúc của học sinh đang còn trên ghế nhà trường:
1. Phát triển khả năng tự nhận thức: học sinh cần hiểu được trạng thái cảm xúc của chính mình, nhận biết được sự phản ứng từ cơ thể và cảm xúc, đồng thời áp dụng những chiến lược tương ứng để giảm bớt đi những bức xúc và khó chịu.
2. Dạy học sinh cách diễn đạt cảm xúc: khuyến khích học sinh thể hiện cảm xúc của mình bằng trực giác, học cách thể hiện cảm xúc và tìm kiếm sự hỗ trợ và giúp đỡ.
3. Rèn luyện thái độ sống tích cực: học cách suy nghĩ và hành động tích cực, giúp học sinh có thể sử dụng nguồn tài nguyên và năng lực của bản thân để xử lý những khó khăn về cảm xúc.
4. Khuyến khích trẻ tương tác xã hội: học cách giao tiếp với các bạn đồng trang lứa hoặc người khác, học kỹ năng giải quyết các vấn đề và xung đột, đồng thời chia sẻ cảm xúc và tình cảm của bản thân.
5. Học cách chuyển hướng cảm xúc: học cách cân bằng những cảm xúc tiêu cực bằng cách thoát khỏi những lo âu muộn phiền, chuyển hướng sang các hoạt động và trải nghiệm tích cực.
Về phía gia đình, bố mẹ có thể giúp con duy trì sự ổn định về mặt cảm xúc, bằng cách cung cấp môi trường sống lành mạnh và mối quan hệ gia đình ổn định, luôn động viên và hỗ trợ con theo hướng tích cực, xây dựng mối liên kết về mặt tình cảm. Đồng thời, giúp trẻ tạo thói quen sống lành mạnh và khả năng quản lý cảm xúc. Qua đó, giúp cho trẻ có thể thích ứng tốt trước những khó khăn thử thách trong học tập và cuộc sống.
Dưới đây là một số gợi ý mà các bậc phụ huynh có thể áp dụng, để giúp trẻ giải tỏa cảm xúc và tương tác khi trẻ đang có tâm trạng không tốt:
1. Lắng nghe trẻ: trước hết cần nghe trẻ thổ lộ tình cảm, làm cho trẻ cảm nhận được sự thấu hiểu, như vậy mới có thể thiết lập sự tương tác tình cảm với trẻ một cách tốt hơn.
2. Biểu lộ tình cảm: các bậc phụ huynh cần học cách biểu lộ tình cảm, chia sẻ những kinh nghiệm và cách nhìn nhận về tình cảm gia đình với trẻ, giúp trẻ có thể học tập và hiểu hơn về cách biểu lộ và cách giải quyết vấn đề về tình cảm.
3. Giúp trẻ học cách quản lý cảm xúc: bố mẹ có thể giúp trẻ học khả năng quản lý cảm xúc, chẳng hạn như dạy trẻ cách thư giãn và giữ bình tĩnh; dạy trẻ cách thể hiện cảm xúc và cách quan tâm đến bản thân và người khác v.v…
4. Tham gia vào các trò chơi và hoạt động nhỏ: bố mẹ có thể cùng con tham gia một số trò chơi và hoạt động, như xem phim, cùng tập thể dục, cùng làm DIY v.v…, giúp ích cho việc thiết lập sự tương tác và giao tiếp giữa bố mẹ và con cái.
Nói chung, những người ổn định về mặt cảm xúc thường là những người có cơ hội thành công cao. Vì những người ổn định về mặt cảm xúc thường có thể nắm bắt và vận dụng cảm xúc để đạt được mục tiêu của bản thân. Hơn nữa, những người này cũng dễ giữ được bình tĩnh và duy trì sự ổn định, để suy nghĩ và đưa ra phương pháp giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả khi gặp khó khăn. Ngoài ra, những người ổn định về mặt cảm xúc thường sẽ có những mối quan hệ hài hòa và thành công với người khác, họ có thể thiết lập được những mối quan hệ xã hội tốt, để từ đó nhận được càng nhiều sự hỗ trợ và giúp đỡ. Tất cả những yếu tố này đều có những ảnh hưởng tích cực đến cuộc sống và sự thành công trong sự nghiệp của mỗi người.