Chuyển đến khối nội dung chính

Tích cực lắng nghe, sỏi đá cũng trở thành vàng – Phép thuật giao tiếp giữa bố mẹ và con cái

Mọi người đều biết: 「mương rãnh cần được khơi thông, nếu không mưa lớn sẽ gây ứ đọng và ngập úng」; Mọi người đều biết: 「đường ruột trong cơ thể cần được duy trì ở trạng thái thông suốt, đi tiêu đúng thời gian, nếu không sẽ gây đau bụng hoặc táo bón」. Người thân trong gia đình, đặc biệt là phụ huynh với các con cũng thế, cần thường xuyên giao tiếp và duy trì ở trạng thái ôn hoà. Nếu thiếu đi sự giao tiếp hoặc giao tiếp không đúng cách dễ dẫn đến hiểu lầm, cãi vã, nghiêm trọng hơn sẽ xảy ra xung đột. Các bậc phụ huynh thân mến, 「sự giao tiếp giữa bố mẹ và con cái」chính là nhịp cầu nối trái tim để cha mẹ và các con hiểu nhau hơn.
 
Chúng tôi nhận thấy rằng, không ít trẻ vị thành niên thường đạt điểm cao môn toán ở trường tiểu học, hoặc ít nhất ở mức trung bình. Tuy nhiên khi học lên PTTH, điểm toán của các em trở nên kém đi. Peter chính một ví dụ điển hình. Khi học lên lớp 10, Peter chỉ đạt 49 điểm trong lần thi toán đầu tiên, tối hôm đó Peter đưa bài kiểm tra cho bố mẹ ký tên …….
  
Hầu hết các bậc phụ huynh khi nhìn thấy điểm số như thế, họ sẽ thấy ngạc nhiên, lo lắng và thường nói: 「Con làm sao thể, kiểm tra thế nào mà điểm kém thế?」. Thực ra, trong lòng Peter cũng rất buồn, xấu hổ và bất an. Nếu bố mẹ có thể hiểu được và an ủi Peter bằng sự đồng cảm: 「Với điểm số như này, cả bố/ mẹ và con đều cảm thấy thất vọng, nhưng cũng đừng vì một lần thất bại mà nản lòng.」,「Mặc dù điểm không được như mong đợi, nhưng bố/ mẹ biết con đã cố gắng hế sức rồi」.
 
Lúc này, bố/ mẹ Peter cầm bút lên nhưng không viết, họ không kìm lòng được mà than trách: 「Không phải bố/ mẹ thích nói đâu, nhưng điểm thế này sau này sẽ thế nào?」. Nếu bố mẹ có thể cảm nhận cảm xúc của con mình, ngôn từ sử dụng khi giao tiếp có thể là: 「Peter, bố/ mẹ rất quan tâm đến điểm của con, nhưng con cần có trách nhiệm với kết quả của mình」,  「Bố/ mẹ không trách con, nhưng bố/ mẹ cần cho con biết, kết quả như này thật sự làm cho bố/ mẹ lo lắng bất an」.
    
Bố/ mẹ của Peter đã ký vào tờ kiểm tra trong tâm trạng phẫn nộ, lo lắng, khó chịu, lắc đầu nói với cậu bé: 「Con ngày nào cũng xem tivi, lướt mạng, nên dành thời gian để học bài đi chứ!」. Nếu bố mẹ có thể khuyến khích con cái bằng cuộc giao tiếp không mang sự nản lòng và mong con vực dậy sau thất bại, họ sẽ nói với con: 「Peter, có lẽ chúng ta nên có một cuộc thảo luận nghiêm túc làm thế nào giải quyết vấn đề điểm kém」, 「Nếu con có thể tăng thêm thời gian ôn tập sau giờ học, bố/ mẹ tin rằng lần sau con sẽ tiến bộ」.
 
「Nói như thế nào」quan trọng hơn「Nói cái gì」. Khi bố mẹ có thể cảm nhận được cảm xúc của con cái, thì thái độ khi giao tiếp và cách sử dụng ngôn từ sẽ cho thấy sự đồng cảm và có đạt được cuộc giao tiếp lành mạnh. Khi những suy nghĩ của bố mẹ và con cái có thể kết nối và hòa nhập, con cái sẽ nhận được sự đồng cảm, quan tâm và kỳ vọng của bố mẹ, từ đó các con sẽ cố gắng gấp đôi nỗ lực của mình. Các bậc phụ huynh thân mến, 「giao tiếp thấu hiểu」sẽ mang đến sự ấm áp, chữa lành và tái tạo.