Chuyển đến khối nội dung chính

Các con đang bắt chước bạn

Tự mình làm gương sẽ hiệu quả hơn nhiều so với việc nhắc nhở bằng lời nói. Tự mình làm gương có nghĩa là cha mẹ làm gương cho con cái qua những hành vi của chính mình. Cho dù hành vi của bố mẹ là tốt hay xấu, đúng hay sai các con đều sẽ bắt chước bạn ngay lập tức. Các con thường cho rằng, hành động của cha mẹ đều là tốt, là đúng và hoàn toàn không nghi ngờ gì về điều đó. Phải chăng cách hành xử của cha mẹ không cần phân biệt tốt xấu, đúng sai sao?

Nhiều năm trước đây, trên youtube lưu hành một đoạn video “trẻ con đang không ngừng bắt chước”. Mặc dù độ dài của đoạn video này chỉ có một phút rưỡi, nhưng năm hành động trong đó làm cho người xem phải suy nghĩ.

Hành động 1: Cặp phụ huynh A vừa đi vừa hút thuốc, sau khi hút xong vứt đầu thuốc xuống đất và dùng chân dập tắt tàn thuốc. Đứa trẻ đi sát ngay sau, cũng dùng chân làm động tác dập tắt tàn thuốc một cách chính xác.

Hành động 2: Cặp phụ huynh B uống một ngụm lớn cho hết lon nước giải khát. Uống xong tiện tay ném vỏ lon giải khát xuống đường. Đứa trẻ cũng vừa đi vừa uống nước giải khát, uống xong tiện tay vứt lon đi.

Hình ảnh 3: Cặp phụ huynh C gọi điện thoại trong bốt điện thoại công cộng, đến đoạn tranh cãi gay gắt thì dùng sức đập vào điện thoại công cộng. Lúc này, đứa trẻ cũng đang tò mò gọi điện thoại, ngay lập tức học bố mẹ ra sức dùng tay đập vào điện thoại công cộng.

Hình ảnh 4: Cặp phụ huynh D bực tức dùng đá ném con chó con nhốt trong lồng đặt ngoài sân để trút cơn giận. Con chó con cố tránh những cục đá ném về phía nó. Đứa trẻ nhìn thấy hành động này liền học ngay, lấy đá ném về phía con chó con.

Hành động 5: Một người đi trên đường không may làm đổ chiếc xe kéo đựng thực phẩm. Đồ trong xe rơi vương vãi trên đường làm cho người đó vô cùng lo lắng. Cặp phụ huynh nhìn thấy, tiến đến gần giúp nhặt thực phẩm cho vào xe đẩy. Đứa trẻ thấy thế không nói một lời chủ động cùng bố mẹ ra tay giúp đỡ. 

Qua 5 hành động trên có thể thấy, trẻ thiết lập hành vi mới thông qua quan sát và bắt chước. Quá trình bắt chước hành vi của người khác được chia thành các bước 「Chú ý đến → lưu giữ lại → đang định hình → mong muốn thực hiện」. Ở hành động thứ 5, khi cặp phụ huynh ân cần giúp người bị lật xe đẩy, điều này đã thu hút sự chú ý của đứa trẻ đi cùng. Đứa trẻ sẽ ghi nhớ 

hình ảnh ấm áp này, sắp xếp những hình ảnh này vào nhận thức của mình và hình thành động lực giúp đỡ người khác. Sau này nếu gặp phải tình huống tương tự, đưa trẻ sẽ nhanh chóng có hành động giúp đỡ người khác. Ngược lại, nếu phụ huynh có những lời nói hành động không đúng mực, cũng sẽ dẫn đến việc trẻ học theo những hành vi không phù hợp này.

Các bậc phụ huynh thân mến, tuyệt đối không được xem nhẹ những lời nói và hành động của mình. Trẻ con luôn có sự quan sát sắc bén và bắt chước một cách hoàn hảo. Ngay cả khi không có bất kỳ sự dạy dỗ thực tế nào từ cha mẹ, các con cũng sẽ học một cách không hoài nghi những hành vi và cách cư xử đúng hay không đúng thông qua sự quan sát và bắt chước.

Sự phát triển nhân cách của con chịu ảnh hưởng rất lớn từ cha mẹ. Cách cư xử, cách xử lý công việc, cách đối phó với những thất bại và cảm xúc hàng ngày của cha mẹ đều là những tài liệu học tập của trẻ. Cha mẹ cần cẩn trọng đến lời nói và việc làm của mình để làm gương tốt cho các con, lấy bản thân mình làm tấm gương phản chiếu cho con. Như lời của Friedrich Wilhelm Fröbel: “Không có sự giáo dục nào khác, chỉ có sự yêu thương và việc làm gương”.