Lễ hội Venice Carnaval, còn được gọi là “Lễ hội hóa trang Venezia”, là một trong những lễ hội quan trọng nhất vào mùa đông hàng năm tại thành phố Venice. Lễ hội Venice Carnaval trong tiếng Ý là Carnevale, có nghĩa là lễ hội hóa trang trước Mùa Chay. Lễ hội này được coi là một trong ba lễ hội lớn nhất thế giới, cùng Lễ hội Rio Carnaval của Brazil và Lễ hội Nice Carnaval của Pháp. Vào thế kỷ 11, Cộng hòa Venice đã đánh bại nước láng giềng Ulrico. Để ăn mừng chiến thắng người dân Venice tổ chức lễ hội hóa trang trong nhiều ngày. Sau thắng lợi này Venice ngày càng trở nên hùng mạnh. Đến thế kỷ 13, lễ hội lâu đời đã được ấn định thời gian theo lịch tôn giáo, và được tổ chức với tên gọi “Carnaval” hàng năm trước Lễ Phục sinh và Mùa Chay, thời gian kéo dài khoảng 10-12 ngày. Theo lịch Công giáo, Lễ Phục sinh diễn ra vào tháng 3, 4 hàng năm. Để tưởng niệm ngày Chúa Giê-su bị đóng đinh, nên 40 ngày trước Lễ Phục sinh được quy định là Mùa Chay, hay còn gọi là “Mùa bốn mươi”. Trong khoảng thời gian này, người theo đạo Công giáo không được ăn thịt và uống rượu, do đó họ thường dành thời gian tận hưởng và vui chơi trước Mùa Chay.
Sự xuất hiện của mặt nạ xuất hiện vào khoảng thế kỷ 13. Do thành phố Venice vô cùng phồn thịnh, nên khoảng cách chênh lệch giàu nghèo giữa tầng lớp quý tộc và đan thường ngày một lớn. Do đó, trong thời gian lễ hội, mọi người đều đeo mặt nạ và mặc những bộ trang phục đẹp nhất, không phân biệt giai cấp, tất cả cùng hòa mình trong không khí phóng khoáng, cùng nhau tận hưởng niềm vui của lễ hội. Trong lễ hội, khi đeo mặt nạ, mọi người đều trở nên bình đẳng. Không có sự ràng buộc về giai cấp, địa vị xã hội, tạm thời từ bỏ danh phận thực tế, loại bỏ sự chênh lệch xã hội, dù là quý tộc hay dân thường, đều có thể thoải mái hòa mình trong niềm vui của lễ hội mà không còn những lo lắng hay ngần ngại nào khác.