Lothar có nghĩa là “ Năm mới” trong tiếng Tây Tạng, đó là một trong những ngày lễ truyền thống quan trọng nhất của người Tây Tạng. Người Tây Tạng ăn mừng ngày lễ và tổ chức hoạt động cầu phúc theo lịch Tây Tạng bắt đầu từ ngày 29 tháng 12 trong vòng 15 ngày. Thời gian cách nhau của Năm mới theo lịch Tây Tạng và năm mới lịch âm có 3 loại : cùng một ngày, cách một ngày, cách một tháng.
Tối ngày 29, tất cả mọi người trong gia đình ngồi vây quanh bàn cùng ăn “Gutu”, đó là một loại bột mỳ nhào thành khối, bên trong có bọc voi lông dài tượng trưng cho sự lương thiện, tiền xu mang lại sự phồn vinh và tài lộc v.v...mỗi loại đều có những ý nghĩa riêng để thử vận may của người trong nhà trong 1 năm mới. Sau đó có rất nhiều người đi ra khỏi nhà tham gia nghi lễ trừ tà, tượng trưng cho việc xua đuổi ma qủy và những điều xui xẻo ra khỏi nhà. Vì vậy mà ngày 30 phải quyét dọn nhà cửa, sơn quyét tường, treo lên rèm cửa và rèm cửa sổ mới, chuẩn bị vật lễ tam bảo dâng lên trên bàn thờ lễ phật.
Ngày đầu tiên của năm mới, người phụ nữ chính trong gia đình dậy từ rất sớm làm trà bơ, cơm Qiangku, cơm may mắn để sum họp với gia đình. Khi năm mới đến dâng hương tam bảo và đèn bơ là tất cả những gì mà nhân dân thỉnh cầu bình an và hạnh phúc. Cũng sẽ từ hộp chema lấy ra một chút hạt lúa mạch tung lên không trung, trao đổi hada, uống rượu lúa mạch. Cùng chào hỏi lẫn nhau “ Lothar Tashidler”. Ý nghĩa của nó là năm mới may mắn, bình an, vạn sự như ý. Đó là lời chúc phúc trong năm mới thường gặp nhất. Ngày thứ hai của năm mới bạn bè người thân chúc năm mới lẫn nhau, mời khách ăn “ Chema”. Mọi người cũng sẽ tiến về trung tâm cộng đồng thưởng thức biểu diễn hát múa truyền thống của Tây Tạng. Ngày thứ ba người Tây Tạng sẽ lên núi treo cờ cầu phúc đầy màu sắc (cờ phong mã) và cùng trồng cỏ thơm làm thành hương.
Khi còn nhỏ thì năm mới của Tây Tạng là hồi ức thời hoàng kim đẹp đẽ nhất, năm mới hiện nay chỉ còn lại là gợi nhớ lại trong tôi lại già thêm một tuổi. Và nghĩ tới điều thế sự vô thường trong phật pháp. Cho đến ngày hôm nay rời xa quê hương, tuy ở Đài Loan, tôi không thể lặp lại năm mới Tây Tạng truyền thống ấy nữa. Nhưng Hiệp hội phúc lợi cho người Tây Tạng tại Đài Bắc thành lập Cứ điểm Văn hóa Cộng đồng người Tây Tạng tại thành phố Đào Viên. Đây là nền tảng của người Tây Tạng tại Đài Loan cũng là trung tâm văn hóa ngôn ngữ Tây Tạng. Ngoài việc tận tâm truyền tải văn hóa người Tây Tạng tại Đài Loan, sẽ giao lưu với đoàn thể trong xã hội khác phát triển đa dạng hơn nữa. Thật sự phải cảm ơn tình hữu nghị và sự ủng hộ từ nhân dân và Chính phủ Đài Loan, để văn hóa Tây Tạng có thể tiếp tục phát triển và thịnh vượng tại Đài Loan.
Cầu chúc năm mới Tây Tạng với nghi lễ tổng hợp giữa dân tộc và tôn giáo
Nghi lễ đón năm mới truyền thống của người Tây Tạng tại cộng đồng.