Chuyển đến khối nội dung chính

Các bậc phụ huynh quan tâm đến vấn đề giáo dục của thế hệ thứ 2 Tân di dân

Chủ nhiệm Vương Bội Linh (Wang Pei-ling) – Trường PTCS Cổ Đình (Guting)


Bài viết này tổng hợp những vấn đề mà các bậc phụ huynh quan tâm trong những năm qua, liên quan đến việc giáo dục thế hệ thứ 2 Tân di dân. Qua đó đưa ra những chia sẻ và giải pháp:

Những trở ngại về ngôn ngữ và khó khăn trong học tập: Bố mẹ quan tâm đến những trở ngại về ngôn ngữ và khó khăn trong học tập mà trẻ có thể gặp phải khi học tập tại trường. Họ lo lắng liệu trẻ có thể học được ngôn ngữ địa phương một cách hiệu quả và thích ứng được với môi trường học tập hay không. Những vấn đề này có thể bắt nguồn từ những khía cạnh sau:

1. Rào cản ngôn ngữ: Thế hệ thứ 2 Tân di dân thường đến từ các nền văn hóa khác nhau, các em có thể không quen với ngôn ngữ địa phương, hoặc có sự khác biệt lớn giữa tiếng mẹ đẻ và ngôn ngữ địa phương. Những điều này sẽ trở thành rào cản chính đối với việc học tập của các em tại trường.

2. Xung đột văn hóa: Thế hệ thứ 2 Tân di dân có thể cảm thấy bối rối hoặc lo lắng vì sự khác biệt văn hóa. Ví dụ, sự khác biệt về giá trị quan hay chuẩn mực trong hành vi v.v… Những điều này có thể ảnh hưởng đến sự thích nghi và học tập của các em tại trường.

3. Thói quen và phương pháp học tập: Có thể tồn tại sự khác biệt trong hệ thống giáo dục giữa các nền văn hóa khác nhau, cũng như sự khác biệt về phương pháp giảng dạy và phong cách học tập. Điều này có thể làm cho thế hệ thứ 2 Tân di dân gặp khó khăn trong việc thích nghi với cách giáo dục và yêu cầu tại địa phương.

4. Áp lực xã hội: Thế hệ thứ 2 Tân di dân có thể phải đối mặt với áp lực từ xã hội và bạn bè đồng trang lứa. Trong đó có sự phân biệt đối xử, bài xích và so sánh về học tập v.v… Những áp lực này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và lòng tự tin của các em.


Đối với những vấn đề này, các tổ chức giáo dục và xã hội cần cung cấp các biện pháp và hỗ trợ tương ứng. Ví dụ, cung cấp hỗ trợ và dịch vụ thông dịch, đào tạo về tính nhạy cảm văn hóa, lên phương án học tập cho từng trường hợp cụ thể và dịch vụ tư vấn tâm lý. Những biện pháp này sẽ giúp các em vượt qua những trở ngại về ngôn ngữ và khó khăn trong học tập, đạt được thành công học tập và phát triển một cách toàn diện.


Tích hợp đa văn hóa và nuôi dưỡng giá trị quan: Các bậc phụ huynh mong muốn trẻ có thể học cách tôn trọng văn hóa và giá trị quan địa phương khi đến một đất nước khác, nhưng vẫn có thể duy trì truyền thống văn hóa của bản thân. Bên cạnh đó, họ cũng quan tâm đến việc giá trị quan của trẻ sẽ được phát triển cân bằng giữa các nền văn hóa khác nhau. Dưới đây là một số đề xuất để thúc đẩy các phương diện này:

1. Giáo dục về đa văn hóa: Các tổ chức giáo dục nên tích cực thúc đẩy giáo dục đa văn hóa, bao gồm việc đưa kiến thức đa văn hóa vào chương trình học, tổ chức các hoạt động văn hóa đa dạng và cung cấp cơ hội giao lưu văn hóa, qua đó giúp thế hệ thứ 2 Tân di dân hiểu và tôn trọng các nền văn hóa khác nhau.

2. Nuôi dưỡng giá trị quan: Các tổ chức giáo dục nên chú trọng vào việc nuôi dưỡng giá trị quan, thúc đẩy các quan niệm về giá trị quan và đạo đức đúng đắn, hướng dẫn thế hệ thứ 2 Tân di dân xây dựng lòng tự tin, sự tôn trọng và tinh thần trách nhiệm, bồi dường các em trở thành những công dân bao dung, cởi mở và có trách nhiệm.

3. Hoạt động ngoại khóa: Cung cấp các hoạt động ngoại khóa đa dạng và phong phú, bao gồm nghệ thuật, thể thao và tình nguyện, tạo cơ hội để thế hệ thứ 2 Tân di dân có cơ hội tham gia cùng với học sinh địa phương, thúc đẩy giao lưu và hợp tác, nuôi dưỡng giá trị chia sẻ.

4. Hỗ trợ từ gia đình: Khuyến khích bố mẹ tham gia tích cực vào việc giáo dục con cái, hợp tác với trường học, cùng chăm sóc và hướng dẫn trẻ hòa nhập với nền văn hóa đa sắc và phát triển giá trị quan.


Thông qua các phương pháp này, giúp thế hệ thứ 2 Tân di dân có thể hòa nhập vào nền văn hóa đa sắc và trau dồi các giá trị quan lành mạnh trong giáo dục. Đồng thời cũng giúp các em phát triển một cách toàn diện và thành công trong việc hòa nhập vào xã hội.