Chuyển đến khối nội dung chính

Con hãy nói với bố/ mẹ ~~ Nguyên tắc nói chuyện giữa bố mẹ và con cái khi phát sinh những vấn đề ở trường học.

Hoàng Trung Tín (Huang Zhong-Xin) – Chủ nhiệm trường tiểu học Bác Ái (Boai)


Trẻ thường gặp những khó khăn khi tương tác với mọi người trong quá trình học tập và trưởng thành ở trường. Các bậc phụ huynh nên nắm bắt cơ hội, chịu khó lắng nghe và nói chuyện với trẻ, dành sự yêu thương và quan tâm trẻ, xử lý những việc phát sinh một cách ổn thỏa, biến những khủng hoảng thành bước ngoặt, qua đó làm cho mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái trở nên khắng khít hơn. Dưới đây là một số nguyên tắc và cách làm, xin chia sẻ để các bậc phụ huynh áp dụng khi nói chuyện với trẻ:


Trước khi xảy ra sự việc


Tham gia các hoạt động của lớp: Tham gia hoạt động của lớp (họp phụ huynh, các buổi thực địa v.v…) để xem trẻ có hòa đồng với các bạn trong lớp không? Ngoài ra, cũng nhân cơ hội này tìm hiểu về cách hướng dẫn và quản lý lớp của cô giáo chủ nhiệm v.v…


Giữ liên lạc với giáo viên: Do thầy cô giáo là những người dành thời gian cho trẻ lâu nhất ở trường, giữ liên lạc chặt chẽ với giáo viên để tìm hiểu tình hình học tập và 

những hoạt động của trẻ ở trường là cần thiết. 


Quan sát những phản ứng bất thường của trẻ: Lo lắng, im lặng khi nói đến các vấn đề liên quan đến trường học. Sợ quay lại trường sau khi kết thúc kỳ nghỉ, thường xuyên 

đau bụng hoặc những vấn đề về sức khỏe. Trong những tình huống này, cần tìm hiểu 

xem trẻ có phải đang gặp áp lực hoặc khó khăn nào đó.


Sau khi xảy ra sự việc: 


Chịu khó lắng nghe và không trách móc trẻ


Quá trình nói chuyện về sự việc xảy ra là cơ hội tốt để hiểu hơn về trẻ. Cha mẹ cần tìm hiểu trước những suy nghĩ của con thì mới có thể nói chuyện được với trẻ. Đừng vội ngắt lời trẻ hoặc vào đề bằng những lời buộc tội (Con chắc chắn thế này thế kia, bố/ mẹ biết rõ con rồi), để tránh việc trẻ từ chối những cuộc nói chuyện trong tương lai.


Đặt bản thân vào hoàn cảnh của trẻ và tôn trọng cảm xúc của con.


Quan tâm đến cảm xúc của trẻ trước quan trọng hơn là sửa chữa hành vi của trẻ. Đây là chức năng và vai trò không thể thay thế của cha mẹ. Nếu trẻ đã bị gọi lên nói chuyện và bị ghi cảnh cáo ở trường, về đến nhà lại phải đối diện với cuộc thảo luận nghiêm túc, điều đó sẽ làm cho tâm hồn non nớt của trẻ phải chịu áp lực quá lớn. Vì thế, cha mẹ nên cho con cơ hội được bày tỏ vào lúc này, trước tiên hãy đồng cảm với con, để cho con mở lòng.


Trước và sau khi nói chuyện, dành tình yêu thương và khích lệ


Khi nói chuyện, cho dù có đạt được hiệu quả như mong đợi của phụ huynh hay không, đều cần chủ động an ủi và động viên trẻ, đứng về phía trẻ, vì suy cho cùng con cái vẫn cần tình yêu và sự khích lệ của bố mẹ để nuôi dưỡng sự trưởng thành và thay đổi bản thân.


Cùng con thảo luận các giải pháp khả thi trong tương lai.


Khi gặp khó khăn bố mẹ có thể góp ý, nhưng đừng kỳ vọng một lần là trẻ có thể học được và làm được ngay. Hãy cho trẻ cơ hội củng cố kỹ năng giải quyết vấn đề, như thế cha mẹ và con cái mới có thể thảo luận trực tiếp vào vấn đề, mà không làm ảnh hưởng đến nhận thức của trẻ về giá trị bản thân, hay thậm chí làm mất dần đi sự hào hứng đến trường của trẻ.


Tạo thói quen trò chuyện với trẻ về những vấn đề lớn nhỏ ở trường. Càng hiểu về những gì mà trẻ trải qua cùng diễn biến tâm lý trong quá trình trưởng thành, càng kịp thời dẫn dắt và khích lệ trẻ. Bằng cách làm khán giả lắng nghe tâm sự của trẻ, thông qua việc cùng thảo luận để bồi dưỡng cho trẻ khả năng giải quyết vấn đề trước những việc xảy ra ở trường. Như vậy sẽ giúp trẻ thích ứng được hơn với những tình huống khác nhau trong tương lai.