Trường tiểu học Cửu Trang chủ nhiệm phụ đạo Thái Triều Hiện
Con Tân di dân và học sinh bình thường trong trường học học tập không có sự khác biệt, chủ yếu quyết định ở chức năng gia đình có thể phát huy hiệu quả hay không, nhưng đây không phải là chuyện chỉ gia đình Tân di dân mới có. Tình trạng con Tân di dân đến trường học gặp phải là điều thường gặp, cá nhân quan sát chung nhận thấy thiếu tự tin, chướng ngại học tập tỷ lệ cao, kỹ năng xã hội yếu..., có thể có mối liên quan tuyệt đối với chức năng giáo dục gia đình.
Hôm nay bắt đầu từ phần kỹ năng xã hội, cá nhân tôi chỉ ra rằng con Tân di dân “thiếu tự tin, chướng ngại học tập tỷ lệ cao, kỹ năng xã hội yếu” ba điều trên có mối quan hệ liên kết với nhau. Cứ thử nghĩ, thiếu tự tin sẽ ảnh hưởng đến học tập và kỹ năng xã hội của trẻ, con của người Tân di dân đến từ Đông Nam Á sinh ra trong môi trường gia đình kém văn hóa, địa vị trong gia đình yếu, trực tiếp ảnh hưởng đến nhân cách trưởng thành của con, bởi vì loại gia đình truyền thống này việc nuôi dạy con sẽ đổ dồn lên trên người mẹ, thêm phần người mẹ không thông thạo tiếng trung hoặc ngôn ngữ giao tiếp, do đó không thể giúp con trong việc hướng dẫn chỉ dạy học tập, đặc biệt là con khi lần đầu đến trường học tập, khi gặp khó khăn trong học tập, không thể giải quyết kịp thời, rất khó có thể đảo ngược thành tích học tập thấp lâu dài, càng ngày càng làm thiếu tự tin, đến kỹ năng xã hội cũng gặp vấn đề.
Thuật ngữ chuyên nghiệp kỹ năng xã hội trong lĩnh vực giáo dục đặc biệt đề cập đến sự tương tác của các cá nhân, nhưng những đứa trẻ có kỹ năng xã hội kém, thậm chí đến không có bạn học, cho nên chúng học một mình không có bạn bè, dẫn đến sự cô đơn thiếu hiểu biết. Bởi vì không có bạn bè đồng hành, tình hình học tập ở trường sẽ không thể tốt. Những đứa trẻ kỹ năng xã hội kém, sẽ có hai loại cực đoan, một là trầm lặng, ít nói im lặng quá mức; một là thích cho người khác chú ý, cho nên không ngừng bị lỗi, làm cho bạn học phản cảm mà xa lánh, đến mức không muốn phân nhóm học tập cùng họ, những đứa trẻ này nếu bị giáo viên phớt lờ, khiến tình hình học tập càng ngày càng sa sút, cho nên giáo viên phải quan tâm đến những học sinh này, giúp các em một tay, cho trẻ có thể bắt kịp. Dựa trên kinh nghiệm phụ đạo cá nhân, cung cấp cho phụ huynh giáo viên một số ý kiến tham khảo, về phần chức năng gia đình, giáo viên chuyên phụ đạo của trường và nhân viên xã hội có thể can thiệp phụ đạo vào thời điểm thích hợp, nâng cao chức năng giáo dục gia đình và phát hiện ra mấu chốn vấn đề, giúp cải thiện vấn đề, dựa vào vấn đề dễ dàng giúp trẻ trưởng thành tích cực; chiến lược phụ đạo đối với trẻ rụt rè ít nói thiếu tự tin, nên cho trẻ cơ hội lên bụt giảng nhiều, nhưng trước hết phải hổ trợ luyện tập và tăng cường phụ đạo bài tập, khiến cho trẻ có thể phát sáng trước các bạn học, như vậy dần dần tích lũy sự tự tin, và sự tương tác với các bạn học sẽ dần cải thiện; một loại khác luôn thích làm người khác chú ý, cho nên không ngừng mắc lỗi nhỏ, trước tiên hãy đưa ra ưu điểm của trẻ, những đứa trẻ này đều có những điểm vượt trội riêng của nó, cho nên phải khiến cho những đứa trẻ khác cảm nhận được ưu điểm của những đứa trẻ này, mới đầu phải bắt đầu từ làm cho các bạn học chấp nhận những đứa trẻ này, sau đó phụ đạo những đứa trẻ này các kỹ năng xã hội tương tác với các đứa trẻ khác, sửa đổi những hành vi khiến người khác ghét, dần dần nhận được sự công nhận của bạn bè, để những đứa trẻ này không còn cô độc.