Chủ nhiệm Phòng Phụ đạo Trường PTCS Cổ Đình – Vương Bội Linh
Trong những năm gần đây, khi làm việc tại Phòng Phụ đạo, tôi đặc biệt quan tâm đến nhu cầu học những kiến thức về ngôn ngữ, văn hóa, lịch sử, kiến thức xã hội của con em gia đình Tân di dân, để các em có thể hòa nhập với xã hội địa phương. Ngoài ra, việc bồi dưỡng tư duy phản biện, tinh thần hợp tác và năng lực sáng tạo cũng rất quan trọng.
Điều đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện nay là nâng cao tư duy phản biện, dưới đây là một số biện pháp để nâng cao tư duy sáng tạo ở trẻ:
Khuyến khích trẻ phát huy trí tưởng tượng phong phú: hãy cho trẻ không gian tự do phát huy, để trẻ tạo ra nhiều loại khả năng có thể, đừng giới hạn trí tưởng tượng của trẻ.
Nuôi dưỡng trí tò mò của trẻ: khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, khiến trẻ tò mò về những sự vật xung quanh mình và khám phá thế giới.
Cung cấp cho trẻ những trải nghiệm phong phú: trải nghiệm những sự vật khác nhau, làm những đồ thủ công khác nhau, tham gia nhiều loại hoạt động để cho trẻ có thể tiếp xúc với những sự vật khác nhau, khơi dậy khả năng sáng tạo của trẻ.
Dành không gian cho việc học tập độc lập: để cho trẻ tự hoàn thành một số nhiệm vụ nhất định, để trẻ trải nghiệm quá trình tự học tập, qua đó bồi dưỡng cho trẻ khả năng tư duy độc lập.
Khuyến khích trẻ học nghệ thuật: nghệ thuật có thể khơi dậy sự sáng tạo của trẻ và làm cho trẻ thể hiện bản thân tốt hơn.
Kích thích khả năng tư duy của trẻ: giao cho trẻ những thử thách vừa đủ, để trẻ suy nghĩ tìm cách giải quyết, kích thích khả năng tư duy của trẻ.
Khen ngợi sự cố gắng của trẻ: khuyến khích trẻ nỗ lực không ngừng, đồng thời khen ngợi những thành tích của trẻ, để trẻ trở nên tự tin hơn và nâng cao hơn nữa tư duy sáng tạo của trẻ.
Một trong những chính sách và phương châm quan trọng Cục Giáo dục trong năm này là cho trẻ không gian tự học tập, để đạt được điều này có thể bắt đầu từ những phương diện sau:
Cung cấp các nguồn tài nguyên học tập thích hợp: ví dụ như sách, internet, dụng cụ giáo dục v.v… để trẻ có thể lựa chọn tài nguyên giáo dục cho việc tự học của mình.
Khuyến khích trẻ thể hiện như cầu và suy nghĩ về việc học tập của bản thân: giúp trẻ biết được nhu cầu học tập của trẻ được khuyến khích và coi trọng, từ đó nâng cao ý nguyện tự học của trẻ.
Thiết lập môi trường học tập tích cực: ví dụ cung cấp không gian học tập yên tĩnh, tạo bầu không khí tích cực v.v…, để trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái khi học tập.
Trao cho trẻ quyền tự chủ thích hợp: ví dụ để trẻ tự quyết định trình tự và phương pháp học tập v.v…, giúp trẻ có quyền tự chủ hơn, từ đó thúc đẩy tính độc lập trong học tập của trẻ.
Cách khen trẻ cũng là một trong những bài học mà các bậc phụ huynh và thầy cô giáo cần học hỏi. Tôi gợi ý mọi người có thể bắt đầu bằng những cách sau:
Khen ngợi những nỗ lực và cố gắng của trẻ chứ không chỉ là kết quả.
Tập trung vào những ưu điểm và sở trường của trẻ, đồng thời cho trẻ biết bạn nhìn nhận những điều này của trẻ.
Khuyến khích trẻ tiếp tục cố gắng và thử thách bản thân, đồng thời cho trẻ biết bạn tin rằng trẻ có thể thành công.
Tập trung vào những ưu điểm và sở trường của trẻ, đồng thời cho trẻ biết bạn nhìn nhận những điều này của trẻ.
Đưa ra những phản hồi hiệu quả, để trẻ biết được trẻ đã làm tốt những gì và cần cải thiện chỗ nào.
Khen ngợi trẻ bằng giọng nói và ngôn ngữ cơ thể tích cực, để trẻ cảm nhận được sự chân thành và sự quan tâm của bạn.
Con trẻ có cả một chặng đường dài để học hỏi trong cuộc đời, việc đầu tiên của cha mẹ là tạo cho con thói quen học tập tốt, cung cấp và hỗ trợ cho trẻ tài nguyên học tập, đồng thời thiết lập môi trường giao tiếp và tương tác tích cực với trẻ, thúc đẩy quá trình học tập và trưởng thành của trẻ. Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên khuyến khích trẻ phát triển sở thích và tài năng của mình, đồng thời tạo cơ hội cho trẻ học tập những kỹ năng và kiến thức mới.