Chuyển đến khối nội dung chính

Vấn đề “nghiện” Internet ở thanh thiếu niên

Chủ nhiệm Phòng Phụ đạo Trường PTCS Cổ Đình – Vương Bội Linh 

    

    Những năm gần đây, khi làm việc tại Phòng Phụ đạo, câu hỏi tôi thường được nghe thấy các bậc phụ huynh nêu ra là: “Cô giáo ơi, con tôi cả ngày đóng cửa ở nhà, lên mạng chơi điện tử. Không ra ngoài, cũng không học bài, con tôi có phải đã nghiện lên mạng rồi không, tôi phải làm thế nào?”.

    Theo công bố chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào cuối tháng6 năm 2018, tổ chức này đã đưa “Nghiện trò chơi Internet” vào danh sách bệnh thần kinh. Có 3 tiêu chuẩn đánh giá, bao gồm: mất kiểm soát, ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và trạng thái kéo dài cả một năm. Hiện tượng chủ yếu là các trò chơi điện tử đã làm cho trẻ “mất kiểm soát dẫn đến những khuyết tật”, chứ không phải “dành quá nhiều thời gian vào trò chơi” như những gì nhiều người lầm tưởng.

   Ở trường học, định nghĩa về “nghiện Internet” chủ yếu là chỉ “những ảnh hưởng mang tính tiêu cực đến các chức năng liên quan đến học tập, làm việc, xã hội, gia đình, thể chất cũng như tinh thần do sử dụng Internet quá mức gây ra”. Tiêu chí đánh giá bao gồm 7 mục nêu dưới đây. Chỉ cần phù hợp với 3 hạng mục trong số đó và tình hình kéo dài trên 12 tháng trở lên, thì có thể xác định là “nghiện Internet”:

1.    Kháng lại: Luôn hy vọng có nhiều thời gian lên mạng để được thỏa mãn.

2.    Từ bỏ: Sau khi dừng sử dụng Internet, sẽ xuất hiện trạng thái bất an và bồn chồn, những việc xảy ra trên mạng luôn ám ảnh trong đầu.

3.    Tình hình sử dụng Internet ngày càng vượt quá thời gian và tần suất dự kiến.

4.    Dành rất nhiều thời gian cho những thứ liên quan đến Internet.

5.    Đã có những suy nghĩ khống chế và dừng sử dụng Internet, nhưng đều không thành công.

6.    Từ bỏ hoặc giảm việc tham gia các hoạt động xã hội quan trọng, công việc và giải trí v.v…do sử dụng Internet.

7.    Mặc dù phát hiện ra những vấn đề nêu trên liên tục xuất hiện do việc sử dụng Internet, cũng không thể dừng lại.

    Trong xã hội ngày nay, nghiện Internet đã trở nên khá phổ biến ở thanh thiếu niên. Nó tạo ra những ảnh hưởng không nhỏ như lòng tự trọng thấp, áp lực liên quan đến công việc và học tập, làm cho mối quan hệ gia đình và xã hội không hài hòa. Tuy nhiên, ở đây tôi cũng xin được nhắc nhở các bậc cha mẹ, để các con tránh được việc nghiện Internet, thì trước hết cha mẹ và con cái

phải có mối quan hệ tốt mới có thể hỗ trợ được các con. Thứ hai, phải tìm hiểu xem các con lên mạng để làm gì? Để giải trí? Để giao lưu? Hay để né tránh? Vấn đề phát sinh đằng sau đó là Intenet không chỉ tạo ra sự kết nối xã hội, mà đồng thời cũng tạo ra sự cô lập xã hội.


    Ở đây xin được nhắc nhở các bậc cha mẹ, nếu các con thật sự nghiện Internet một cách nghiêm trọng, ngoài việc đưa con đi khám bác sỹ chuyên khoa, duy trì liên lạc và phối hợp chặt chẽ với thầy cô giáo ở trường, có một điểm chung mà các bậc cha mẹ cần ghi nhớ, vấn đề lớn nhất của việc nghiện Internet là do “mất đi sự kết nối với người khác”. Người khác ở đây không chỉ là bạn bè cùng trang lứa, thầy cô giáo, mà còn là người thân trong gia đình. Vì thế, một mối quan hệ hài hòa giữa cha mẹ và con cái mới có thể giúp các con thức tỉnh. Cha mẹ có thể cùng con thảo luận mục tiêu của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ xã hội, tăng cường kỹ năng giao tiếp v.v…Có được sự kết nối với các mối quan hệ thực tế lành mạnh, tham gia vào các hoạt động xã hội, đấy mới là phương thức giải quyết tốt nhất.