Mỗi gia đình đều có một cuốn kinh khó đọc.Đến từ không cùng hoàn cảnh sống thì sẽ có nhiều vấn đề đối nghịch trong gia đình cũng khác nhau ,đối với thành phần của gia đình Tân di dân đến từ quốc gia khác, chung sống một gia đình, thì có thể tưởng tượng việc ứng xử trong gia đình đó khó khăn như thế nào. Hoàn cảnh của gia đình có người nước ngoài, như người Phúc Kiến nói「 con dâu nhà tôi nấu cơm, ăn không nổi」những Tân di dân đến từ nền văn hóa và đất nước khác nhau thật sự đang đối mặt với vấn đề nan giải trong gia đình mà khó có thể vượt qua .
Những Tân di dân đến từ Đông Nam Á, nếu kết hôn thông qua môi giới giới thiệu hôn nhân , địa vị của họ trong gia đình ở Đài Loan thường dự vào công việc nội trợ hay chăm sóc gia đình, địa vị trong gia đình tương đối thấp,họ không thể tự quyết định được việc của mình. Tình trạng gia đình như vậy, khiến người mới đến cư trú gặp khó khăn trong vấn đề nuôi dạy con cái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển nhân cách bình thường của trẻ . Vì vậy, trong khuôn viên trường ,chúng tôi nhận thấy trẻ em được nuôi dưỡng bởi những gia đình như vậy, nhìn chung rất nhút nhát, có thành tích học tập kém, và còn im lặng ít nói....v..v
Có một trường hợp rất ấn tượng trong việc tư vấn cho các gia đình mới đến, cá nhân tôi rất khâm phục suy nghĩ và hành động tích cực của cô,có thể là tài liệu tham khảo cho những người mới đến. Tân di dân mới này đến từ Việt Nam, trước đây đã từng giúp việc cho một gia đình người Đài loan, hàng xóm lúc đó thấy cô này siêng năng , gọn gàng nên giới thiệu cho con trai ông là vợ,và sau đó cô trở thành Tân di dân cư trú tại Đài loan kể từ đó.Vừa gả vào một gia đình Đài Loan, gia đình thật sự xem cô như người giúp việc nước ngoài , lo việc nhà, nấu ba bữa cơm, chăm sóc bố chồng ốm yếu, em chồng và chồng mắc bệnh tâm thần, còn vất vả hơn công việc giúp việc gia đình nữa. Nhưng Tân di dân này luôn đối mặt với những suy nghĩ tích cực , và hành động tích cực. Sau nhiều năm, mẹ chồng và em chồng đều phải ngưỡng mộ và tin tưởng cô.Trước khi mẹ chồng cô qua đời, quyền lực tài chính đã được giao cho cô, điều này cho thấy nỗ lực của Tân di dân này rất là thuyết phục, có thể nói rằng công sức bỏ ra đã được đền đáp. Chẳng hạn như việc chăm sóc em chồng và chồng đúng giờ uống thuốc, đi khám hàng ngày đã giúp cho sức khỏe người nhà được bình ổn. Công việc nhà luôn được sắp xếp ngăn nắp, sạch sẽ thoải mái. Để được hòa nhập với xã hội Đài Loan càng sớm càng tốt, cô đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện tại trường và được bầu làm người thay mặt phụ huynh của lớp, còn tham gia lớp học xóa mù chữ cho người lớn nữa . Cô chẳng những còn đi giao bữa ăn cho người già neo đơn mà còn dùng chi phí riêng của chính cô nữa đó .... Thái độ của cô rất khiêm tốn, lịch sự cùng những hành động tích cực trên của cô thật đáng khâm phục.
Nhìn qua từ con của cô, tôi thấy em có thái độ tự tin cùng hành vi học tập tích cực , có thể chấp nhận thử thách với các trải nghiệm khác nhau, nên được bạn bè yêu chuộng khi giao tiếp với bạn cùng trang lứa.Cá nhân tôi nghĩ rằng đó là do thái độ tích cực của các bà mẹ Tân di dân. Bởi điều mà các trẻ em học được từ mẹ không chỉ dạy bằng lời mà còn dạy bằng hành vi cách sống. Để ảnh hưởng đến việc trẻ con nhìn thấy nó hiện diện không phải là vô thức nhưng tích cực. Vì vậy, dù ở địa vị nào thì thái độ ứng xử của bạn cũng phải nên có suy nghĩ tích cực và hành động tích cực thì mới có thể vượt qua mọi khó khăn, chuyển cay đắng thành ngọt ngào ,chuyển khổ đau thành hạnh phúc.