Chuyển đến khối nội dung chính

/001/Upload/480/relpic/62770/9051682/5ad27b15-eab9-421e-8888-0881f02f11e5.jpg

Lễ hội hoa đăng (Loy Krathong) là lễ hội truyền thống ở một số vùng của Thái Lan, Lào, Sri Lanka, Campuchia và Myanma. Lễ hội diễn ra vào ngày 15 tháng 12 âm lịch Thái Lan hàng năm (tháng 10/ tháng 11 dương lịch, 15/10 âm lịch). Vào đêm hội, cho dù là ở thành phố hay làng xã, miễn là những nơi gần sông và hồ, trên mặt nước sẽ ngập tràn đèn hoa đăng (tiếng Thái Lan: กระทง).


Lễ hội hoa đăng (Loy Krathong) của Thái Lan có nguồn gốc từ triều đại đầu tiên của Thái Lan cách đây hơn 800 năm – triều đại Sukhothai (tiếng Thái Lan: อาณาจักรสุโขทัย). Hàng năm vào ngày 15 tháng 12 âm lịch của Thái Lan - ngày trăng tròn, người dân cùng tập trung kỷ niệm “Lễ hội đèn”. Vua và hoàng hậu cùng các phi tần đi thuyền rồng dạo chơi trên sông, dưới sự chủ trì của nhà Vua mọi người sẽ được ngắm pháo hoa và vui chơi suốt đêm.


Tương truyền rằng, vương phi Nanothamas là một người rất khéo tay và có khiếu nghệ thuật, bà đã khéo léo dùng lá chuối gấp thành một chiếc thuyền đèn hoa sen, trên bày các loại quả có khắc hình hoa lá chim muông, hoa tươi và nến, rồi thả xuống nước để bày tỏ lòng biết ơn với Đức Phật và thần sông. Nhà Vua rất hài lòng nên ra lệnh dùng chiếc đèn này làm mẫu để mọi người cùng làm theo, chính vì thế cách làm đèn này đã được lưu truyền đến ngày nay. Theo truyền thống, hàng năm vào dịp Lễ hội hoa đăng, việc làm các loại đèn nước trở nên phổ biến, hình dạng của những chiếc đèn nước cũng ngày càng phòng phú và nhiều màu sắc, kỹ thuật làm đèn cũng ngày một tinh xảo và khéo léo hơn.